(2023) Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có nhiệm vụ chuyển đổi động tịnh tiến của Piston thành chuyển động quay của động cơ. Trong bài viết này kienthucoto.net chia sẻ với các bạn nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

1. Nhiệm vụ

Là cơ cấu chính của động cơ có nhiệm vụ tạo thành buồng làm việc (buồng đốt) nhận và truyền áp lực của chất khí giãn nở do nhiên liệu cháy trong xy lanh biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu và truyền công suất ra ngoài.

Ngoài ra nó còn là bộ phận làm giá để đặt các chi tiết của động cơ chịu lực trong quá trình làm việc.

2. Yêu cầu

2.1. Bộ phận cố định của động cơ

– Mặt máy đảm bảo đủ độ cứng vững, ít biến dạng, chịu được nhiệt độ cao, dễ gia công chế tạo lắp ghép, giá thành hạ;

– Thân máy đảm bảo đủ độ cứng vững, ít biến dạng, chịu được nhiệt độ cao, dễ gia công chế tạo lắp ghép, giá thành hạ;

– Đáy máy ít bị nứt vỡ, thủng, chịu được dầu mỡ;

– Đệm mặt máy làm kín tốt, chịu được nhiệt độ cao;

– Xy lanh chịu được nhiệt độ cao, ít bị mài mòn, ít bị biến dạng, có độ cứng vững cao.

2.2 Nhóm piston

– Piston có khối lượng nhẹ, chịu được nhiệt độ cao, ít bị biến dạng, có độ cứng vững cao, đảm bảo làm kín ở nhiệt độ làm việc nhưng không bị kẹt;

– Chốt piston chịu được nhiệt độ cao, ít bị biến dạng, có độ cứng vững cao.

2.3 Nhóm thanh truyền

– Thanh truyền chịu được lực nén lớn mà không bị cong, bị xoắn, có độ cứng vững cao;

– Bạc lót thanh truyền ít bị hao mòn giữ được màng dầu bôi trơn tạo khe hở hợp lý cho mối lắp ghép quay trơn mà không bị kẹt;

– Bu lông thanh truyền không tự tháo, không bị nới lỏng.

2.4 Nhóm trục khuỷu

– Trục khuỷu chịu được lực xoắn lớn ít bị biến dạng, có độ cứng vững cao;

– Bạc cổ chính ít bị hao mòn giữ được màng dầu bôi trơn tạo khe hở hợp lý cho mối lắp ghép quay trơn mà không bị kẹt.

3. Phân loại

– Phân loại theo số xy lanh: 3 xy lanh; 4 xy lanh; 6 xy lanh; 8 xy lanh;

– Phân loại theo xy lanh: xy lanh rời; xy lanh liền;

– Phân loại theo phân bố xy lanh: thẳng hàng; xếp hàng chữ V; xếp đối xứng;

– Phân loại theo số cổ biên: một cổ biên một tay biên, một cổ biên hay tay biên;

– Phân loại theo mặt máy: một mặt máy, hai mặt máy.

Leave a Reply