(2024) Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp bộ phận cố định của động cơ

Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp bộ phận cố định của động cơ

Bộ phận cố định của động cơ gồm có: mặt máy, thân máy, đáy máy, đệm mặt máy và xi lanh. Trong bài viết này kienthucoto.net chia sẻ với các bạn quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp bộ phận cố định của động cơ.

1. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp mặt máy

TTNội dungYêu cầu kỹ thuật
1Chuẩn bị:
– Dụng cụ: Clê, Tuýp, tay lực, giẻ lau…
– Động cơ.
– Lau sạch thân máy, mặt máy
– Đầy đủ, an toàn, sạch sẽ
2 Tháo mặt máy:
– Tháo các bộ phận bên ngoài. (mu rùa, nắp chụp, dàn đòn gánh)
– Tháo mặt máy.
+ Nới lỏng bu lông, đai ốc.
 
Trình tự tháo bu lông, đai ốc mặt máy
 
 
Hình 1: Trình tự tháo bu lông, đai ốc mặt máy.
+ Tháo hết bu lông, đai ốc
+ Nhấc mặt máy và lấy đệm mặt máy ra khỏi động cơ.
– Bộ phận nào dễ thì tháo trước, bộ phận nào khó tháo sau.
– Nới  lỏng các bu lông, đai ốc đúng trình  tự  như  hình 1.
–  Nới lỏng  từ  từ, nới đều, nới làm nhiều lần, nhiều lượt.
– Không đặt bề mặt lắp ghép nằm úp với vật không bằng phẳng, hay tiếp xúc vật cứng.
3Lắp mặt máy động cơ:
– Chuẩn bị, làm sạch thân máy, mặt máy.                  
– Lắp đệm mặt máy.
– Lắp mặt máy. 
Trình tự xiết bu lông, đai ốc mặt máy
Hình 2: Trình tự xiết bu lông, đai ốc mặt máy
– Lắpcác bộ phận bên ngoài.(nắp chụp, dàn đòn gánh…)
– Lau sạch, bôi mỡ
– Đặt đúng vị trí.
– Đặt mặt máy đúng vị trí.
– Lắp các đai ốc hoặc bu lông vào.
– Xiết đúng thứ tự, từ giữa ra  ngoài, lần cuối xiết đủ lực.

2. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp xy lanh

TTNội dungYêu cầu kỹ thuật
1Chuẩn bị:
– Dụng cụ vam chuyên dùng…
– Động cơ.
– Lau sạch thân máy, xy lanh.
Làm sạch muội than bám vào thành xy lanh
Hình 3: Làm sạch muội than bám vào thành xy lanh
– Đầy đủ, an toàn, sạch sẽ.
– Sử dụng một mũi dao sườn núi, loại bỏ tất cả carbon từ đầu của xy lanh.
2Tháo xy lanh.
– Tháo xy lanh ra khỏi thân động cơ.
Vam tháo xy lanh
– Tháo đệm làm kín nước.
 
 
– Dùng thiết bị chuyên dùng vam xy lanh
3Lắp xy lanh.
– Lắp đệm làm kín nước.
– Lắp xy lanh vào thân động cơ.
 
–  Đệm không bị xoắn, rách.
– Bôi mỡ.
– Đưa vào thẳng tâm.
– Dùng máy ép xy lanh.
– Đảm bảo độ nhô cao.  Độ  nhô  cao: 0,07 – 0,08 mm

Leave a Reply